Chức năng của NGSP là kết nối, chia sẻ giữa các hệ thống thông tin tầm cỡ quốc gia. Những thông tin từ Bộ và Tỉnh đến Trung ương được trao đổi dễ dàng với nhau.

NGSP-1

Chính phủ điện tử (CPĐT) là xu hướng phát triển tất yếu và là mô hình phổ biến của nhiều quốc gia hiện nay. Người dân được phép tương tác, sử dụng các dịch vụ của CPĐT mọi lúc mọi nơi. Việc xây dựng thành công CPĐT làm tăng hiệu quả hoạt động của Chính phủ, giảm thiểu tham nhũng, tăng tính minh bạch.

Tại những nước phát triển, lợi ích mà CPĐT đem lại được thể hiện rõ qua những con số sau: 753USD là số tiền mà trung bình mỗi người dân tiết kiệm được khi truy cập tới Cổng thông tin điện tử để tìm hiểu, thực hiện dịch vụ với Chính phủ. Còn tại Đài Loan, chi phí gửi một văn bản được giảm xuống 10 lần nhờ ứng dụng hệ thống trao đổi văn bản.

Những con số biết nói đó khiến những nước đang phát triển như Việt Nam nhận thấy được hướng phát triển của CPĐT và đang có những bước tiến đầu tiên trong việc xây dựng hệ thống này. Nhiều chương trình, kế hoạch, dự thảo, thông tư đã được triển khai, mang lại những kết quả đầu tiên quan trọng, tạo tiền đồ phát triển CPĐT trong các giai đoạn tiếp theo.

Chính phủ điện tử của Việt Nam được kết nối theo hai chiều, chiều dọc và chiều ngang. Đối với kết nối dọc, dữ liệu sẽ được kết nối từ Chính phủ xuống các Bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; từ các cơ quan chuyên ngành của Bộ xuống các cơ quan chuyên ngành (sở chuyên ngành) của Tỉnh; từ cơ quan chuyên ngành của các Bộ cấp Trung ương xuống các cơ quan chuyên ngành của Bộ đặt tại các địa phương (như kết nối từ tổng cục xuống các cục, chi cục tại địa phương) và từ các cơ quan chuyên ngành của tỉnh (sở chuyên ngành) xuống các đơn vị chuyên môn cấp dưới (huyện, xã). Đối với kết nối ngang, kiến trúc CPĐT được kết nối giữa các Bộ, giữa các đơn vị trực thuộc Bộ, giữa các tỉnh, giữa các cơ quan chuyên ngành cấp tỉnh (các sở, ban, ngành) và giữa các cơ quan chuyên môn cấp huyện (các phòng, ban).

Xem thêm: LGSP là gì?

Dân số tăng, nhu cầu kết nối, chia sẻ thông tin lớn, cộng thêm sự phát triển không ngừng nghỉ của công nghệ thông tin, dẫn đến dữ liệu đạt đến mức độ cao và tăng nhanh chóng sẽ ảnh hướng đến tốc độ xử lý thông tin. Vì vậy, giải pháp kết nối được đưa ra đó là dựa trên nền tảng dịch vụ CPĐT-GSP. GSP là bộ phận/trung tâm chứa đựng các dịch vụ có thể dùng chung, chia sẻ giữa CQNN, đồng thời bao gồm các dịch vụ để kết nối, liên thông, tích hợp các ứng dụng, hệ thống thông tin.

Chức năng của NGSP

Giải pháp GSP được chia thành 2 mức là NGSP và LGSP, trong đó, chức năng của NGSP đó là kết nối, chia sẻ giữa các hệ thống thông tin tầm cỡ quốc gia. Những thông tin từ Bộ và Tỉnh đến Trung ương được trao đổi dễ dàng với nhau. NGSP là kết nối lớn, bao quát cả hệ thống thông tin/ CSDL Quốc gia.

NGSP là kết nối dọc trong kiến trúc của chính phủ điện tử, như đã nói ở trên, đó là dữ liệu sẽ được kết nối từ Chính phủ xuống các Bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; từ các cơ quan chuyên ngành của Bộ xuống các cơ quan chuyên ngành (sở chuyên ngành) của Tỉnh; từ cơ quan chuyên ngành của các Bộ cấp Trung ương xuống các cơ quan chuyên ngành của Bộ đặt tại các địa phương (như kết nối từ tổng cục xuống các cục, chi cục tại địa phương) và từ các cơ quan chuyên ngành của tỉnh (sở chuyên ngành) xuống các đơn vị chuyên môn cấp dưới (huyện, xã).

Xem thêm: Chức năng của LGSP

NGSP kết hợp cùng LGSP tạo thành một thư viện thông tin khổng lồ nhưng dễ dàng tra cứu và sử dụng những dịch vụ trong nó.