Xu hướng xây dựng chính phủ điện tử của nhiều quốc gia trên toàn thế giới chính là nguyên nhân khiến LGSP trở thành một trong những công nghệ hot nhất những năm gần đây. Tuy nhiên nhiều người vẫn lo ngại rằng, liệu lợi ích của LGSP có đang bị thổi phồng hơn so với thực tế?

LGSP tác động gì tới việc xây dựng CPĐT.

b5a2

Ngày nay, sự bùng nổ của công nghệ đã dẫn tới việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước nhận được nhiều sự quan tâm hơn bao giờ hết. Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, nhà nước Việt Nam cũng khẳng định hướng tới phát triển Chính phủ điện tử (CPĐT) là xu thế tất yếu, xây dựng CPĐT trở thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.

CPĐT cho phép người dân tương tác, nhận được các dịch vụ từ Chính phủ 24 giờ một ngày, 07 ngày một tuần, làm giảm tham nhũng, tăng tính minh bạch, giảm chi phí, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Chính phủ, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng. Để làm được điều này cần có một hệ thống có khả năng tích hợp mọi loại thông tin trên các hệ thống nội bộ hiện có. Đồng thời cho phép quản lý, chia sẻ và khai thác cho các đơn vị khác theo phân cấp dựa trên cơ sở CSDL dùng chung.

b5a3

LGSP (Local Government Service Platform) chính là nền tảng đáp ứng đủ các nhu cầu thiết yếu ấy. Không chỉ kết hợp dữ liệu từ các nguồn rời rạc hiện nay vào một ứng dụng, biến nó trở nên giống như một CSDL đơn mà LGSP còn cho phép quản lý và chia sẻ có phân cấp; không chỉ phù hợp sử dụng cho một ban ngành đơn lẻ mà có thể kết hợp sử dụng trên quy bô bộ máy quản lý quốc gia. Chính vì vậy trong khung kiến trúc Chính quyền điện tử (phiên bản 1.0) của Bộ Thông tin và Truyền thông đã yêu cầu các Bộ ngành, Tỉnh/Tp khi xây dựng kiến trúc và hệ thống chính quyền điện tử cần đảm bảo có Nền tảng tích hợp và chia sẻ dùng chung (Local Government Service Platform - LGSP).

Xem thêm: NGSP là gì? 

Lợi ích của LGSP đã được chứng minh.

b5a4

Theo Ngân hàng thế giới, ứng dụng công nghệ LGSP để xây dựng CPĐT có thể giúp thay đổi mối quan hệ của Chính phủ với người dân, doanh nghiệp và các tổ chức. Hướng tới cung cấp các dịch vụ công tốt hơn đến người dân, doanh nghiệp, tăng cường sự tương tác giữa hai bên. Đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước.

Xem thêm: Chức năng của NGSP

Lợi ích của việc này thậm chí có thể đo đếm được. Cụ thể tại Mỹ trung bình mỗi người dân tiết kiệm được 753 USD/năm từ việc truy cập tới Cổng thông tin điện tử để tra cứu, tìm hiểu thông tin và thực hiện các giao dịch với Chính phủ; tại Đài Loan khi ứng dụng hệ thống trao đổi văn bản điện tử đã giảm chi phí gửi một văn bản xuống 10 lần (từ 01 USD xuống 0,1 USD), trung bình 01 năm số văn bản trao đổi khoảng 18 triệu bản, tiết kiệm được khoảng 16 triệu USD; ở Đức khi ứng dụng hệ thống mua sắm điện tử của các cơ quan Chính phủ đã làm giảm giá mua từ 10-30%, chi phí giao dịch giảm 25-70%; tại Hàn Quốc nhờ ứng dụng các dịch vụ hải quan điện tử đã làm giảm thời gian thông quan đối với Bộ Thông tin và Truyền thông Kiến trúc CPĐT Việt Nam 2 các mặt hàng xuất khẩu từ 1 ngày hoặc hơn xuống còn khoảng 2 phút, đối với mặt hàng nhập khẩu giảm từ 2 ngày hoặc hơn xuống còn khoảng 02 giờ.

Như vậy có thể thấy lợi ích mà LGSP nói riêng hay CPĐT nói chung đem lại thật sự có giá trị cao chứ không hề bị thổi phồng. Nhận thức được vai trò và xu thế phát triển tất yếu của hành động này, Đảng và Nhà nước đã và đang thực hiện mạnh mẽ chủ trương ứng dụng CNTT, đặc biệt là LGSP vào cải cách hành chính, hiện đại hóa cơ quan Chính phủ, xây dựng một Chính phủ hiệu lực, hiệu quả hơn, thực sự của dân, do dân và vì dân.