Fintech là từ khóa được khá nhiều người nhắc tới không thời gian qua thu hút sự quan tâm đặc biệt của những người làm trongh lĩnh vực công nghệ và tì chính.

Vậy Fintech là gì? tại sao nó lại nổi bật và tiềm năng thực sự của Fintech tại Việt Nam như thế nào? Hãy cùng Bytesoft Vietnam tìm hiểu ngay nhé!

FINTECH LÀ GÌ?

dich vu tai chinh bang fintech

Công nghệ tài chính - fintech là công nghệ mới và đổi mới nhằm cạnh tranh với các phương pháp tài chính truyền thống trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính.

Fintech là một thuật ngữ Tiếng Anh chỉ sự kết hợp giữa tài chính và công nghệ "Financial Technology".

Fintech = Finance (tài chính, tiền tệ) + Technology (Công nghệ).

Chính sự kết hợp giữa tài chính và công nghệ đã cho ra đời nhiều dịch vụ tài chính như việc tahnh toán qua mobile , dịch vụ đầu tư và tiền mã hóa đang được phổ biến khá rộng rãi trong cuộc sống.

Hiện nay thì các công ty tài chính và công nghệ đang cố găng thay thế hoặc tăng cường việc sử dụng các dịch vụ tài chính do các công ty tài chính cung cấp để hiện đại hóa, nâng cấp chất lượng các dịch vụ tài chính của mình.

TẠI SAO FINTECH LẠI LÀ TỪ KHÓA HOT

tai sao fintech lai hot - bytesoft

Fintech về cơ bản có thể tái định hình ngành tài chính, tác động rất mạnh tới các thành phần trong ngành tài chính ngân hàng. Hiện nay các công ty cho vay kết nối trực tiếp với người cho vay trên Internet đang tỏ ra khá hieuj quả so với cách đi vay truyền thống với các ngân hàng.

Xu hướng vay trực tuyến đang ngày càng thịnh hàng bạn có thể thấy các chiến dịch cho vay của các công ty tài chính Việt Nam như HomeCreadit, F88, DoctorDong... đang có tốc độ giải ngân trong ngày khá nhanh.

Ngoài ra xu hướng sử dụng ví điện tử ở Việt Nam cũng đang trở thành xu thế khi các ông lớn nhảy vào như MoMo, GrabPay, VNPTPay.... và VNPAY nổi lên khi đã trở thành công ty fintech tỉ đô của Việt Nam.

AI QUẢN LÝ FINTECH

Các cơ quan tài chính trên thế giới đón nhận làn sóng fintech một cách khá tích cực với tham vọng sẽ giúp các giao dịch tài chính trở nên một cách dễ dàng , minh bạch và có chi phí thấp hơn.

Theo thống đốc Ngân hàng TW Anh Mark Carney thì fintech có thể thay đổi cách mà các công ty và người dùng đang chi tiêu, thanh toán và tiết kiệm tiền bạc. Tuy vậy sự an toàn và chính xác của fintech vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm và đang chứng minh tính khả thi của mình.

RỦI RO TỪ FINTECH

Sự gia nhập của các doanh nghiệp Fintech vào lĩnh vực ngân hàng sẽ làm tăng tính phức tạp của hệ thống trong bối cảnh các doanh nghiệp fintech thiếu kinh nghiệm về quản lý rủi ro.

Về dữ liệu riêng tư, rủi ro không tuân thủ các quy định về dữ liệu riêng tư sẽ khiến rủi ro phát sinh trong quá trình quản lý dữ liệu sẽ tăng các rủi ro nếu không có các chế tài kiểm soát không theo kịp tốc độ thay đổi.

Các dịch vụ mô hình Fintech cho vay ngang hàng gọi vốn cộng đồng trước mắt vẫn khó phát triển do đặc thù của người dân Việt Nam vẫn còn nghi ngờ và chưa tin tưởng các dịch vụ tài chính qua môi trường internet.

HỆ SINH THÁI FINTECH

Ba yếu tố quan trọng của hệ sinh thái fintech bao gồm: Môi trường kinh doanh, khả năng tiếp cận thị trường, chính phủ hỗ trợ pháp lý và khả năng tiếp cận vốn.

Vì vậy để hỗ trợ phát triển và nuôi dưỡng hệ sinh thái Fintech, cần duy trì sự phối hợp chặt chẽ giữa ba đối tượng là Chính Phủ, các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp Fintech.

Chính phủ/Cơ quan quản lý nhà nước về Fintech cần xây dựng và ban hành các chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái Fintech và khuyến khích các doanh nghiệp phát triển thông qua hoạt động đầu tư.

Các tổ chức tín dụng như: ngân hàng, các định chế tài chính, các quỹ đầu tư có thể đóng góp vốn, hỗ trợ kinh nghiệm để giúp các sản phẩm dịch vụ fintech mới có thể tiếp cận khách hàng.

Các doanh nghiệp fintech thì đóng vai trò đi đầu về công nghệ, đột phá hệ sinh thái. Họ sẽ nhận được nguồn vốn đầu tư để tiếp tục phát triển sản phẩm và thị trường.

CÁC NHÓM SẢN PHẨM CHÍNH CỦA FINTECH

Các nhóm sản phẩm trong lĩnh vực Fintech thường được chia thành 2 nhóm phân theo đối tượng sử dụng:

- Nhóm thứ nhất: Các sản phẩm phục vụ người tiêu dùng, các công cụ kỹ thuật và công nghệ tác động trực tiếp vào lĩnh vực vay mượn cá nhân, quản lý tiền bạc và hỗ trợ vốn cho các công ty, doanh nghiệp.

- Nhóm thứ hai: Các sản phẩm công nghệ nhằm hỗ trợ cho các hoạt động của Fintech và các định chế tài chính vào doanh nghiệp.

Thông thường Fintech đem lại các dịch vụ thanh toán, cho vay tiền  và cỏn mở rộng ra các hoạt động gọi vốn cộng đồng crow-funding, cho vay ngang hàng peer to peer lending, tư vấn tài chính cá nhân Personal Finnance, Công nghệ bảo hiểm , Tiền mã hóa, quản trị dữ liệu....

TIỀM NĂNG CỦA FINTECH

Thời gian qua đã cho thấy tiềm năng vô cùng to lớn của Fintech. Nhiều những ứng dụng, sáng kiến của Fintech sẽ ảnh hưởng tác động mạnh mẽ tới các lĩnh vực thương mại, ngân hàng, tư vấn tài chính và sản phẩm ứng dụng công nghệ tài chính.

Kết hợp với các công nghệ trí tuệ nhân tạo AI, phân tích dự đoán hành vi của người dùng trong quyết định tài chính. Với những cải tiến này những ứng dụng Fintech sẽ tìm hiểu thói quen thu hút người dùng và giúp họ có những quyết định chi tiêu tiết kiệm hơn.

VAI TRÒ CỦA FINTECH TRONG CUỘC CÁCH MẠNG 4.0

Cyberport-FinTech-Ecosystem

Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 này thì những ứng dụng đa dạng của Fintech sẽ tác động tới nhiều lĩnh vực như tài chính ngân hàng, tiền gửi, bảo hiểm, chứng khoán... với nhiều tác động đáng kể trên nền tảng công nghệ mới sẽ đem lại nhiều điều tuyệt vời như:

- Làm thay đổi kênh phân phối và các sản phẩm dịch vụ tài chính truyền thống: Có thể thấy rõ ở các dịch vụ ngân hàng, chúng ta thấy rõ xu thế này phát triển mạnh qua những năm gần đây với các ứng dụng Internet Banking, Ngân hàng kỹ thuật số, giao dịch không giầy tờ...

- Fintech và ứng dụng công nghệ cao: Việc ứng dụng Big Data sẽ giúp phân tích và hiểu rõ hơn hành vi khách hàng trong lĩnh vực tài chính sẽ giúp giảm chi phí phí, hỗ trợ nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như sự hài lòng của khách hàng.

- Xuất hiện các ngân hàng không giấy tờ và tổ chức không giấy tờ: Các ngân hàng sẽ giảm dần các chi nhánh khi việc ứng dụng công nghệ tài chính khiến việc xác minh danh tính và thủ tục trở nên đơn giản và hiệu quả hơn rất nhiều.

- Thị trường lao động tài chính, ngân hàng sẽ có sự biến động: Công nghệ thay thế lượng lớn nhân sự của các ngân hàng, tổ chức tài chính hay các công ty chứng khoán, bảo hiểm.

NHỮNG LĨNH VỰC SẼ ÁP DỤNG FINTECH

Một số lĩnh vực rất tiềm năng để áp dụng công nghệ Fintech:

- Tiền điện tử, mã hóa Crytocurrency.

- Công nghệ Blockchain.

- Ethererum: Nền tảng tiền ảo nổi tiếng  thứ 2 sau ETH.

- Hợp đồng thông minh Smart Contract sẽ là sự kết hợp giữa các chưng trình máy tính trên nền tảng công nghệ Blockchain giúp tự động thực hiện các hành động đã được cam kết theo hợp đồng giữa người mua và người bán.

- Ngân hàng mở: Blockchai sẽ cung cấp cho các bên thứ ba để truy cập dữ liệu ngân hàng để xây dựng các tổ chức tài chính và các bên thứ ba truy cập vào dữ liệu của ngân hàng.

- Insurtech: Công nghệ bảo hiểm sẽ cung cấp các dịch vụ bảo hiểm một cách đơn giản và hiệu quả.

- Regulator Technology: Là loại hình công nghệ giúp áp dụng các quy tắc tài chính để chống hành vi rửa tiền và gian lận qua những KYC xác minh thông tin khách hàng.

- An ninh mạng: Việc gia tăng các hoạt động mạng sẽ tạo ra các lỗ hổng cho các cuộc tấn công vì vậy việc lưu trữ dữ liệu phi tập trung, áp dụng các biện pháp an ninh mạng và Fintech sẽ tăng tính hiệu quả và an toàn.

- Robo-Advisors: Sử dụng các chương trình, thuật toán tài chính giúp tư vấn hỗ trợ người dùng đưa ra các quyết định tài chính một cách thông minh và hiệu quả nhằm giảm chi phí.

ĐỐI TƯỢNG DOANH NGHIỆP NÀO PHÙ HỢP SỬ DỤNG FINTECH

Khác với thị trường tài chính truyền thống hai đối tượng các định chế tài chính (ngân hàng, công ty tài chính, đầu tư, bảo hiểm,chứng khoán...) và khách hàng là đối tượng sẽ gồm 3 bên tác động qua lại lẫn nhau.

Các định chế tài chính:

Các định chế tài chính ngày càng tăng cường hợp tác với các công ty Fintech vì thấy được tầm quan trọng và tiềm năng của công nghệ này. Họ cũng đầu tư trực tiếp vào các công ty Fintech và thường có các hoạt động nghiên cứu chủ động công nghệ này để chiếm giữ thị trường.

Các công ty Fintech

Các công ty sẽ hoạt động độc lập cung cấp các dịch vụ sản phẩm mới trong lĩnh vực tài chính. Khách hàng của các công ty này lại thường là các định chế tài chính.

Khách hàng

Người sử dụng sản phẩm tài chính nói chung. Với các ứng dụng công nghệ mới, khách hàng là những người sẽ được hưởng lợi nhiều nhất.

Các đối tượng sử dụng Fintech:

B2B cho các ngân hàng.

Khách hàng doanh nghiệp

B2C cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Người tiêu dùng.

Việc gia tăng xu hướng thanh toán online, mobile banking, các ứng dụng tài chính sẽ làm tăng sự kết nối hợp tác giữa các nhóm đối tượng trên theo những cách mới và thông minh hơn.

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG FINTECH HIỆN NAY

Hiện nay các vấn đề của Fintech chủ yếu nằm ở phần bảo mật, các quy tắc luật pháp tiền tệ ở các nước. Và tất nhiên quá trình lấy giấy phép đầu tư vào lĩnh vực này tương đối khó.

Tuy rằng khá khó khăn cho các nhà đầu tư để dự án được phê duyệt nhưng đó cũng là cơ hội rất lớn vì cạnh tranh trên thị trường hiện còn ít, những công ty đi đầu đón nhận được xu thế sẽ vượt qua những khó khăn, chiếm lĩnh thị trường vô cùng mạnh mẽ.

Bytesoft đã và đang đi đầu trong lĩnh vực IoT, VR, Fintech sẽ có nhiều đột phá và sáng tạo trong tương lai.

VẬY HIỆN TẠI TÌNH TRẠNG ÁP DỤNG FINTECH TẠI VIỆT NAM

cac ung dung fintech tai vietnam - bytesoft

Hiện nay các tổ chức tín dụng đã phát triển mạnh mẽ và có mạng lưới mở rộng, cung cấp các dịch vụ đa dạng về tài chính cho người dân và doanh nghiệp.

Việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp cho các tổ chức, cá nhân, người thu nhập thấp sẽ giúp tăng cường cơ hội tiếp cận tài chính, thúc đẩy dòng vốn, góp phần tạo cơ hội an sinh xã hội thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.

Ngân hàng nhà nước và các hệ thống ngân hàng tại Việt Nam đã nhìn nhận khá rõ tiềm năng, cơ hội và tiện ích mà Fintech đem lại, nhanh chóng nắm bắt cơ hội, sử dụng công nghệ hiện đại để mở rộng phân khúc tới khách hàng với mức chi phí thấp hơn.

Ngày 16/3/2017 ngân hàng nhà nước thành lập ban chỉ đạo về lĩnh vực tài chính để tham mưu, đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ sinh thái và khuôn khổ pháp lý, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ứng dụng Fintech ở Việt Nam phát triển.

Hỗ trợ Chính Phủ đối với các công ty khởi nghiệp với đề án 844 hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp: Đề án khuôn khổ pháp lý thử nghiệm cho các lĩnh vực fintech của NHNN đang trong quá trình xây dựng.

Số lượng quỹ đầu tư và ươm mầm khởi nghiệp tương đối lớn với các tên tuổi như VIISA, VSV, Innovatube, NextTech, VinaCapital...

Thuế thu nhập tương đối thấp khi chính phủ ban hành nghị quyết 41/NQ-CP năm 2016 ưu đãi thuế dành cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Fintech.

DỊCH VỤ LẬP TRÌNH ỨNG DỤNG PHẦN MỀM FINTECH

Bytesoft Việt Nam với đội ngũ lập trình viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính sẽ hỗ trợ bạn một cách hiệu quả trong việc viết ra các ứng dụng, phần mềm tài chính giải quyết bài toán, ý tưởng của quý doanh nghiệp một cách hiệu quả.

Tại sao lại lựa chọn Bytesoft:

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực lập trình, Bytesoft sẽ là một địa chỉ tin cậy để thiết kế phần mềm, ứng dụng tài chính mà các doanh nghiệp đang tìm kiếm.

Chúng tôi luôn đảm bảo lấy chất lượng và uy tín làm hàng đầu.

Chờ đã

Nếu bạn đang có ý tưởng về lập trình ứng dụng, phần mềm fintech hãy liên hệ ngay với đội ngũ Bytesoft để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí!

KẾT LUẬN

Fintech sẽ là ngành vô cùng lớn và tiềm năng trong tương lai. Doanh nghiệp bạn muốn đi trước hãy hành động và trở thành người dẫn đầu thị trường.

Theo thống kê, nếu đầu tư toàn cầu vào Fintech vào năm 2013 chỉ đạt mức khoảng 4 tỷ USD thì tới năm 2016 con số đã lên tới 20 tỷ và dự báo tới năm 2020 sẽ đạt mức đầu tư 120 tỷ.

Fintech sẽ được xem là những bứt phát lớn trong ngành công nghệ tài chính. Với những thành tựu đã đạt được và tiềm năng, chắc chắn Fintech sẽ còn đi xa trong tương lai.

CHÚNG TÔI Ở ĐÂY ĐỂ LÀM MỌI THỨ TỐT HƠN

LIÊN HỆ CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ MIỄN PHÍ!